Phân loại 5 mẫu quần áo bảo hộ lao động phổ biến
Quần áo bảo hộ lao động luôn đề cao chất lượng, tính an toàn và sự thoải mái cho người mặc trong lúc làm việc. Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực lao động khác nhau sẽ có đồng phục lao động phù hợp và tính chất của công việc. Cùng tìm hiểu những mẫu quần áo bảo hộ lao động phổ biến hiện nay ngay sau đây nhé!
1. Quần áo bảo hộ kỹ sư
Trong các ngành nghề làm việc ở công trình, khu khai thác, khu chế biến,… đều phải cần đến đồng phục bảo hộ lao động. Đặc biệt là các kỹ sư làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy hiểm từ nơi làm việc, từ đất, đất, khu mỏ,… cần đồng phục bảo hộ chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Quần áo bảo hộ của kỹ sư phải có khả năng chống bụi, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó thiết kế của đồng phục cũng cần phải có tác dụng giảm bớt va chạm, đem lại cảm giác thoải mái khi làm việc, giúp các kỹ sư tăng năng suất lao động hơn.
Thông thường đồng phục của kỹ sư sẽ gồm có các loại:
- Đồng phục mùa đông: Đồng phục thường có 2 lớp, bên trong là lớp lụa để giữ nhiệt, bên ngoài thường là vải kaki. Thiết kế áo phải dễ mặc và tiện lợi khi làm việc.
- Đồng phục màu hè: Thường dụng chất liệu vải cotton mỏng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Thiết kế áo sẽ có 2 loại tay ngắn và tay dài, form áo rộng, thoáng mát và thoải mái cho các hoạt động, làm việc.
Đồng phục bảo hộ cho kỹ sư vào mùa hè
2. Đồng phục bảo hộ ngành cơ khí
Công nhân làm trong ngành cơ khí mỗi ngày điều phải tiếp xúc rất nhiều với máy móc, các thiết bị sắt thép, tia lửa hàn, khói bụi… Họ thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, các hóa chất độc hại cho sức khỏe.
Do đó, việc lựa chọn đồng phục phải hộ phải thật kỹ lưỡng, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất liệu, thiết kế như:
- Chất liệu vải phải dày dặn, có độ mịn và ít bị xù lông
- Vải phải thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt là, ít bị nhăn và nhanh khô
- Vải có độ bền cao, ít bị bám bụi và không bị lộ rõ các vết dơ, vết bẩn
- Có thể lựa chọn vải cotton mềm mại, giảm nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt. Hoặc có thể chọn vải kaki ít bị xù lông, bạc màu, sử dụng được lâu dài, thoải mái, mát mẻ và tạo cảm giác dễ chịu khi mặc.
Đồng phục bảo hộ của công nhân ngành cơ khí thường lựa chọn các gam màu tối
3. Đồng phục bảo hộ công trường, xây dựng
Công trường là nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khói bụi và nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào với các công nhân đang làm việc. Vì thế, sự có mặt của đồng phục bảo hộ là vô cùng cần thiết cho người lao động tại đây.
Khi lựa chọn đồng phục bảo hộ công trường, xây dựng cần phải đáp ứng đề đủ các yêu cầu sau:
- Có dây đai phản quang trên đồng phục: Nhằm tăng khả năng hiển thị của công nhân khi làm việc, giảm bớt va chạm và tai nạn.
- Thiết kế đồng phục thoải mái: Có đầy đủ size đồng phục để công nhân lựa chọn phù hợp với vóc dáng, kiểu dáng đơn giản, chất liệu thoải mái, thoáng mát, không bị gò bó khi di chuyển hay làm việc.
- Chất liệu vải: Nên lựa chọn những chất liệu vải có độ bền cao, độ dày đạt chuẩn bảo hộ khi làm việc. Một số chất liệu vải chất lượng như vải kaki, kaki Thành Công, kaki 65/35, kaki Nam Định, kaki Liên Doanh, Kaki Pangrim Hàn Quốc,…
- Chỉ may chính hãng: Chỉ dùng để may đồng phục bảo hộ cần phải dày, chắc chắn, đánh bọ ở các vị trí chịu lực của cơ thể, giằng chỉ đôi ở nách cho chắc chắn.
- Thiết kế túi: Túi áo, túi quần nên may ở các vị trí hợp lý để đựng các dụng cụ cần thiết cho quá trình làm việc, đo đạc, kiểm tra,…
Đồ phục bảo hộ sẽ bảo vệ giúp các công nhân làm việc ở công trường giảm bớt va chạm và các tai nạn bất ngờ
4. Đồng phục công nhân xưởng may
Môi trường làm việc trong xưởng máy công nhân sẽ phải tiếp xúc nhiều với bụi vải và rất dễ mắc các bệnh về phổi và da liễu. Công việc trong xưởng cũng khá nặng, công nhân phải làm việc liên tục trong nhiều giờ. Vì thế, đồng phục công nhân xưởng may cần phải có thiết kế rộng, thoải mái, thoáng mái khi làm việc.
Các mẫu áo đồng phục công nhân trong xưởng may thường sẽ là áo thun ngắn tay để mang lại sự thoải mái, dễ chịu, tiện lợi khi làm việc.
Vào mùa hè, đồng phục của công nhân may thường là áo ngắn tay để thoải mái và dễ chịu khi làm việc
5. Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy
Quần áo phòng hộ phòng cháy chữa cháy yêu cầu rất cao về độ an toàn, các tiêu chuẩn bảo vệ để đảm bảo tính mạng và hỗ trợ lực lượng chữa cháy cứu hộ nhanh nhất. Quần áo thường sẽ rất đơn giản, dễ mặc nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người mặc.
Thông thường, quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy thường có những yêu cầu sau:
- Nên lựa chọn chất liệu cotton 100% để không bắt lửa, tăng khả năng chống cháy
- Chống được các loại hóa chất bình thường, các loại chất lỏng như dầu, nước,…
- Quần áo phải cách nhiệt, cách điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng
- Khi mặc quần áo phải cảm giác dễ chịu, thoải mái, dễ di chuyển do đặc thù của công việc
- Dễ giặt là bởi chất liệu cotton có khả năng tráng kim loại và không bám bẩn
Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy thường được làm từ 100% nguyên liệu cotton không bắt lửa và chống cháy hiệu quả
Đồng phục đóng vai trò rất quan trọng cho sự an toàn và sức khỏe của công nhân khi làm việc. Khi mặc trên mình một bộ đồng phục chất lượng, an toàn, thoải mái sẽ giúp công nhân làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách lựa chọn được đồng phục phù hợp cho công ty của mình.