Trang chủKhỏe & ĐẹpNgười bị tai biến sống được bao lâu? Cách sống khỏe mỗi...

Người bị tai biến sống được bao lâu? Cách sống khỏe mỗi ngày bạn cần biết

Người bị tai biến sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố trong quá trình điều trị và chăm sóc sau đó.

Tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hóa, đây là tình trạng cấp bách cần được xử lý ngay, nếu quá “thời gian vàng” có thể dẫn đến những biến chứng khác, thậm chí là tử vong. Xoay quanh vấn đề này, nhiều câu hỏi đã được đặt ra như:

  • Người bị tai biến sống được bao lâu?
  • Tai biến mạch máu nhẹ (hay còn gọi là tai biến nhẹ) có thể tái phát không?
  • Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu nặng như thế nào?

Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.

1. Người bị tai biến sống được bao lâu?

Tuy thời gian vàng để cứu người bị tai biến mạch máu não đã tăng lên rất nhiều nhờ vào kỹ thuật hiện đại, nhưng không một câu trả lời nào có thể khẳng định chính xác người bị tai biến sống được bao lâu.

Trong một nghiên cứu về tình trạng tử vong sau tai biến mạch máu não, có tới 31% bệnh nhân thiếu máu cục bộ trên não có thể sống sót vượt qua mức 5 năm. Tỷ lệ này tăng lên gần gấp đôi khi tình trạng này xảy ra ở những người trẻ dưới 50 tuổi.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca tai biến mới và 11.000 người tử vong. Tuy nhiên, con số này đang dần được giảm đáng kể vì nhiều phương pháp hiện đại được áp dụng, trong đó có thể kể đến phương pháp can thiệp mạch máu não đã được mở rộng cửa sổ điều trị có thể lên đến 24 giờ và cứu được nhiều người bệnh hơn.

Vậy nên, câu trả lời câu hỏi tai biến sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng tai biến nhẹ hay nặng
  • Tai biến nhẹ ở người già hay tai biến ở người trẻ
  • Sức khỏe của người bệnh trước khi bị tai biến
  • Sơ cứu khi bị tai biến đúng cách hay chưa
  • Cách chăm sóc người sau tai biến

2. Tai biến mạch máu não có thể tái phát không?

Người bị tai biến sống được bao lâu

Tai biến mạch máu não xảy ra do hai nguyên nhân chính là tai biến do thiếu máu cục bộ và tai biến xuất huyết não. Đối với tai biến do thiếu máu cục bộ, các bác sĩ thường tìm cách để giúp làm tan cục máu đông và mạch máu sẽ hoạt động lại nhanh chóng để đưa máu chảy lên não. Đối với tai biến xuất huyết não, các bác sĩ có thể phải phẫu thuật để sửa chữa một mạch máu bị vỡ. Tuy nhiên, sau khi trải qua cơn tai biến lần đầu thì não của người bệnh đã bị tổn thương và để lại nhiều biến chứng nhứ:

  • Các vấn đề về nuốt: Người bệnh có thể hít phải các mảnh thức ăn hoặc đồ uống và dẫn đến nhiễm trùng ngực hoặc viêm phổi.
  • Bất động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường ở cẳng chân. Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, có thể chặn dòng chảy của máu đến phổi, được gọi là thuyên tắc phổi.
  • Các cơn đau tim có nhiều khả năng xảy ra sau tai biến
  • Động kinh

Những biến chứng này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tái phát tai biến mạch máu não lần hai. Trong một nghiên cứu được đăng tải trên trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nguy cơ tai biến tái phát rất cao, nhất trong 90 ngày đầu tiên.

Thêm vào đó, sức khỏe sau tai biến lần đầu đã bị giảm sút đáng kể nên có thể bệnh nhân không vượt qua lần hai. Khi đó, đội ngũ y tế phải làm việc chăm chỉ để giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ hai bằng cách điều trị các yếu tố nguy cơ như đông máu, huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch.

3. Cách ngăn ngừa tai biến mạch máu não tái phát

Quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não liên quan đến việc chăm sóc chủ động và các nỗ lực phục hồi chức năng sớm. Sau đây là những cách giúp người nhà chăm sóc tốt hơn những bệnh nhân tai biến mạch máu não:

Không được bỏ uống thuốc

Không dùng thuốc là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tai biến lặp lại. Theo một nghiên cứu ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, những bệnh nhân dùng 75% hoặc ít hơn thuốc theo chỉ định có nguy cơ tai biến cao gấp 4 lần so với những bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.

Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và ít thực phẩm đã qua chế biến, được nhiều nghiên cứu kết luận rằng có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến tai biến lần hai.

Tập thể dụng thường xuyên

Nếu bệnh nhân bị tai biến nhẹ có thể khuyến khích bệnh nhân đi bộ để thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát tai biến lần hai. Tuy nhiên, nếu việc đi lại gặp khó khăn thì nâng tay và chân từ một vị trí ngồi cũng được xem là cách vận động dành cho bệnh nhân tai biến.

Giữ cho bộ não hoạt động

Biện pháp tốt nhất để não tự phục hồi sau tai biến là sử dụng nó. Hãy khuyến khích các trò chơi trí óc như giải ô chữ, trò chơi trên bàn hoặc trò chơi bài.

Phục hồi và ngăn ngừa tai biến mạch máu não xảy ra lần nữa là cả một quá trình cố gắng của bệnh nhân và người nhà. Ngoài việc tập luyện và sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể bổ sung các chất có lợi cho tuần hoàn não như Ginkgo biloba giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động, giảm huyết khối, tránh nguy cơ gây tai biến tái phát.

Tuy trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại chiết xuất từ Ginkgo biloba với cùng công dụng trên, nhưng các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Phytosome vẫn được đánh giá cao hơn cả vì giúp tăng cường sinh khả dụng đáng kể, cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn rõ rệt. Sản phẩm Ginkgo biloba Phytosome giúp điều trị suy tuần hoàn não và di chứng tai biến mạch máu não.

Nguồn tham khảo

Timeline of a Stroke

https://www.webmd.com/stroke/stroke-symptoms-timeline

When someone is seriously ill or dying after a stroke

https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/when-someone-is-seriously-ill-or-dying-after-stroke

Trung tâm đột quỵ đầu tiên châu Á đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng châu Âu

http://medinet.hochiminhcity.gov.vn/chuyen-muc/trung-tam-dot-quy-dau-tien-chau-a-dat-chuan-chat-luong-dieu-tri-vang-chau-au-c1780-13130.aspx

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

phổ biến

BÌNH LUẬN