Vệ sinh móng tay, móng chân là điều cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, câu hỏi lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao cũng được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này. Hãy cùng đón xem nhé!
Sưng mủ là gì?
Sưng mủ là hiện tượng xuất hiện dịch tụ (trắng vàng hoặc nâu vàng) tại nơi bị nhiễm trùng gọi là sưng mủ, thường được biết đến khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại sự tấn công của vi rút gây ra.
Nguyên nhân của việc lấy khóe móng chân bị sưng mủ là gì?
Nguyên nhân thường gặp là do tụ cầu vàng, liên cầu sinh mủ, virus Herpes gây nên, bằng cách xâm nhập qua vết xước từ cắt móng, vết châm, vết thương nhỏ… hoặc chín mé do móng đâm vào phần thịt mềm
Hiện nay, các chị em phụ nữ thường sử dụng dịch vụ làm móng tay, móng chân ở các tiệm chăm sóc sắc đẹp cho bản thân; và cũng có không ít nam giới bắt đầu sử dụng dịch vụ này rất thường xuyên.
Hay việc mang giày cao gót, bít mũi; chơi các môn thể thao có nguy cơ cao bị chấn thương các đầu ngón tay, ngón chân cũng rất thường thấy.Tất cả những nguyên nhân này góp phần làm bệnh sưng mủ hay chín mé xảy ra nhiều hơn.
Phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại thời nay là trường hợp móng chân lấy khóe ; và xảy ra tình trạng bị mủ và sưng nhức. Tình trạng đó là do không cẩn thận trong việc lấy khóe gây nên sự nhiễm trùng.
Dấu hiệu cho thấy khóe móng chân bị sưng (chín mé)?
Khi ngón chân bị sưng mủ sẽ có các dấu hiệu cụ thể để nhận biết như sau:
- Từ 1 – 3 ngày đầu tiên sau khi bị thương, ngón chân sẽ bị sưng phồng đỏ, gây ngứa và đau nhức. Tình trạng này khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó cử động ngón chân vì bị cứng.
- Trong khoảng 4 -7 ngày sau đó, khu vực nhiễm trùng sẽ bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón chân, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, tình trạng viêm có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ. Tình trạng nhiễm trùng gây đau nhức ở người bệnh khi bị sưng mủ.
- Đến các ngày kế tiếp, ngón chân bị viêm nhiễm trùng sẽ có hiện tượng sưng mủ. Lúc này, nếu không xử lý phù hợp và kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết và gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh.
Lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao?
Khi phát hiện bị sưng mủ sau khi lấy khóe móng chân, bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không nên ngâm chân trong nước quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài. Đặc biệt, bạn nên mang dép trong nhà khi đi lại và tuyệt đối không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân.
Trong quá trình cắt móng chân ở các spa hay tiệm salon, bạn phải lưu ý nhờ người cắt móng hay tự mình làm thì không được cắt quá sát vào da, không lấy khóe sâu bên trong và chọn hình dạng làm móng phù hợp. Cách tốt nhất để bạn không bị thương về sau, đó là bạn nên để móng được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da.
Nếu thấy bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc cho chính mình bằng cách luôn phải giữ sạch chỗ bị chín mé, để tránh bị nhiễm trùng thêm nhiều lần khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Sau đó, bạn có thể đến tiệm thuốc gần nhà hoặc tiệm thuốc uy tín để mua các chai thuốc giúp giảm tình trạng sưng mủ như nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone…(nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể dùng xà phòng không gây kích ứng để rửa sạch vết thương).
Trong lúc rửa, bạn hãy cắt mở một phần vết thương để rửa sạch hay rửa bằng thuốc tím pha loãng và sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương.
Tiếp đó, nếu vết thương nhẹ bạn có thể không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương để giúp vết thương mau chóng lành.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng băng keo cá nhân hay gạc trắng mỏng bao phủ lên vết thương để tránh cọ xát và ngăn chặn những vật thể lạ gây hại. Nếu vết thương nặng hơn, bạn hãy dùng Nacurgo xịt lên trước khi quấn băng nhằm kích thích vết thương mau liền da.
Lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao để băng vết thương?
Sau khi xử trí vết thương, bạn nên hạn chế hoạt động mạnh đặc biệt là vận động tại nơi có vết thương và liên tục bổ sung các chất giàu dinh dưỡng để vết thương mau lành.
Nếu bạn cảm thấy quá đau hoặc vết thương bắt đầu nghiêm trọng khi chín mé làm mủ thì cần tới bệnh viện hay trung tâm y tế gần nhất để rạch thoát mủ, kết hợp dùng kháng sinh.
Lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao – Lời khuyên của bác sĩ
Đầu tiên, bạn nên xử lý vết thương nhiễm trùng bằng cách đến cơ sở y tế để bác sĩ “Ngoại khoa” tiểu phẫu cắt sâu tới tận gốc móng, lấy ra hết phần móng quặp tới tận chân móng. Sau đó, bác sẽ rồi làm sạch.Thủ thuật này còn gọi là định hình lại móng chân.
Khi thủ thuật được thực hiện tại bệnh viện thì sẽ làm với thuốc giảm đau, chích gây tê và dụng cụ vô khuẩn an toàn hơn ở tiệm (nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí nhiễm uốn ván, viêm gan B, C, HIV).
Do vậy, nếu bạn có thì bạn có thắc mắc về việc lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao, bạn nên đến khám tại chuyên khoa Ngoại tổng quát hoặc chuyên khoa Ngoại da liễu. Ở đó, bác sĩ sẽ xử trí và điều trị phù hợp giúp vết thương nhanh khỏi hơn.
Như vậy, với bài viết này, bạn có thể tìm hiểu về lấy khoé móng chân bị sưng mủ phải làm sao cùng các thông tin hữu ích liên quan. Mong rằng các bạn có thể áp dụng những thông tin trên vào cuộc sống hàng ngày của mình.