Trang chủCông nghệSửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7

Sửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7

Trong một số tình huống các máy tính lại gặp lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7. Điều này vừa gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc vừa khiến không ít người gặp khó khăn, khó chịu trong khi cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế – xã hội, nhu cầu làm việc tập thể, làm việc nhóm ngày càng tăng. Theo đó, các thiết bị máy tính, máy in, fax được kết nối với nhau, giúp trao đổi dữ liệu, truy cập file, chia sẻ thông tin đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Để tìm hướng giải quyết cho vấn đề này hãy theo dõi bài viết phía dưới nhé! 

Sửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7

Lỗi máy tính bật tính năng tường lửa (Firewall) không vào được máy khác trong mạng lan win 7

Tường lửa hay firewall được mệnh danh là bức tường chắn bảo vệ cho  mạng của bạn, ngăn chặn các truy cập không hợp lệ hoặc có yếu tố nguy hại. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế việc bị mất cắp thông tin, dữ liệu. Tuy nhiên, việc bật tính năng tường lửa trong một số tình huống sẽ gây ra lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7. Để giải quyết vấn đề này, người dùng chỉ cần tắt tính năng tường lửa của các máy tính trong lan win 7 rồi thiết lập lại cài đặt. 

Bước 1: Chọn Start  hoặc nhấn nút Home trên bàn phím, sau đó chọn Control Panel.

Bước 2: Trong thư mục Control Panel, chọn Windows Firewall on or off.

Bước 3: Chuyển chế độ Windows Firewall sang trạng thái off (tắt) và lưu các thao tác vừa rồi lại là người dùng đã thành công tắt tính năng tường lửa.

Sau khi kết nối lại được với các máy khác, bạn bật lại tính năng tường lửa cho hệ thống máy tính của mình tương tự các bước trên.

Lỗi máy tính cài đặt tính năng File and Printer Sharing for Microsoft Network

Máy tính cài đặt tính năng File and Printer sharing for Microsoft Network thì mới có thể kết nối với các máy tính khác và máy chủ trong mạng lan. Trước hết, người dùng cần kiểm tra máy tính của mình đã cài đặt tính năng này chưa. Nếu chưa cài đặt thì cần cài đặt tính năng này ngay nhé.

Các bước kiểm tra máy tính đã cài đặt tính năng File and Printer Sharing for Microsoft Network như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào mục Start (hoặc nhấn nút Home) -> sau đó chọn Control Panel -> chọn tiếp Network and Sharing Center.

Bước 2: Tiếp đó, nhấp chuột vào Internet -> sau đó chọn mục Properties.

Bước 3: Thư mục Properties xuất hiện, bạn cần xem xét xem trong thư mục đó có đủ các mục Client for Microsoft Networks, QoS Packet Scheduler và File and Printer Sharing for Microsoft Networks. Nếu máy tính của bạn có đủ các tính năng trên thì bạn hãy check vào để khắc phục lỗi trên. Trường hợp máy tính của bạn không có đủ cả 03 mục trên thì bạn cần cài đặt và khởi động.

Sửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7

Lỗi máy tính nhiễm virus

Máy tính nhiễm virus cũng là nguyên nhân gây ra lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7. Bạn có thể xử lý bằng cách quét và diệt virus của máy tính, sau đó thiết lập lại kết nối trong mạng lan win 7.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cài đặt các phần mềm chống virus và thường xuyên kiểm tra virus cho máy tính của mình.

Lỗi Window cannot access mạng Lan

Đôi lúc, lỗi không vào được máy tính khác trong mạng lan win 7 là do Services của Hệ điều hành Windows của người dùng đang bị tắt. Do đó, người dùng sửa lỗi này bằng cách bật lại Services này là được.

Bước 1: Chọn Start hoặc nhấn nút Home -> mở Control Panel

Bước 2: Vào Administrative Tools -> chọn Services

Bước 3: Tiếp theo, chọn TCP/IP NetBIOS Helper

Bước 4: Start TCP/IP NetBIOS Helper 

Sau khi lưu thay đổi và khởi động lại máy tính là bạn có thể truy cập được vào máy tính khác trong mạng lan win 7 rồi. 

Mạng internet, máy tính, laptop,… ngày càng khẳng định được vị thế trong công việc và hoạt động kinh doanh của con người. Gặp phải những lỗi cơ bản liên quan là điều không thể tránh khỏi. Hy vọng rằng, các kinh nghiệm trong bài viết trên đây sẽ giúp người dùng dễ dàng, nhanh chóng khắc phục các lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7 để tiếp tục hoàn thành công việc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

phổ biến

BÌNH LUẬN