Bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời chính là việc làm giúp bạn có thể ngăn ngừa các tình trạng lão hóa của da. Ngoài việc sử dụng các loại kem chống nắng thì nhiều người đã sử dụng biện pháp lựa chọn những trang phục, quần áo có chỉ số UPF vượt trội. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chỉ số UPF của các loại vải, dưới bài viết này.
Đôi nét về chỉ số UPF của các loại vải
UPF là từ viết tắt của Ultraviolet Protective Factor, đây là một chỉ số được dùng trong ngành may mặc và dùng để đo độ che chắn những tia tử ngoại của chất liệu. Hơn nữa chỉ số UPF của chất liệu vải càng cao thì lượng bức xạ tia UV có thể xuyên qua vải càng thấp.

UPF cũng được xem là có khả năng bảo vệ toàn diện hơn so với SPF. Bởi đối với SPF chủ yếu chỉ chống lại những tia UVB, còn với UPF không chỉ có khả năng chống lại tia UVA, mà còn chống lại tia UVB. Như đã biết Tia UV có mang lại rất nhiều nguy hiểm cho làn da bởi vậy ngoài việc sử dụng kem chống nắng thì bạn cũng cần lựa chọn những bộ quần áo có chỉ số UPF.
Nguồn gốc của UPF
New Zealand và Australia chính là 2 quốc gia gần nhất với những lỗ thủng ozone tại Nam Cực, có tỉ lệ ung thư da cao nhất trên thế giới. Bởi vậy chính phủ đã thiết lập nên cơ quan chuyên nghiên cứu về tia tử ngoại và áp dụng cho ngành may mặc, có tên là EXPANSA và được chính phủ Úc công nhận. Đồng thời được ký hiệu là UPF50+ là tiêu chuẩn phân cấp độ chống nắng cao thấp.

Hơn nữa chứng nhận Arpansa UPF được cấp cho những dòng sản phẩm chống nắng. Sau khi đã được cơ quan kiểm định về khả năng chống nắng, để có thể sử dụng mask chứng chỉ chất lượng Arpansa UPF, thì những sản phẩm chống nắng sẽ cần phải được kiểm định khả năng chống nắng. Bên cạnh đó tính từ năm 1992 cho tới này thì cơ quan Arpansa đã cung cấp được hơn 50 triệu Mark cho rất nhiều thương hiệu, nổi danh trên toàn thế giới.
Làm thế nào để xác định chỉ số UPF của các loại vải?
Trên thực tế không phải ai cũng biết cách nhận định chỉ số UPF của các loại vải. Dưới đây chính chính là cách để bạn có thể xác định chỉ số này, cụ thể như sau:
Dựa vào chất liệu vải
Thông thường những loại vải được làm bằng cotton và chưa được tẩy trắng sẽ tốt hơn so với những loại tẩy trắng. Bởi nó có chứa chất lignin đây là một sắc tố có tác dụng hấp thụ tia UV. Ngoài ra polyacrylonitrile, polyester, spandex cùng lụa santi là các chất liệu chống nắng rất tốt, nó có khả năng phản xạ lại những bức xạ của tia UV.

Những loại vải có khoảng cách giữa những sợi vải lớn hơn sẽ có chỉ số UPF thấp hơn và ngươc lại. Các lỗ hổng giữa những sợi vải nhỏ hơn sẽ khiến cho tia UV xuyên qua ít hơn, các chất liệu là vải dày cũng sẽ làm giảm đi đường chuyền dẫn tia UV.
Dựa vào màu sắc của vải
Với những quần áo tối màu thường sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn so với những loại vài sáng màu. Nhưng chúng lại có khả năng ngăn chặn nhiều tia UV hơn so với những loại phẩm màu nhuộm, cũng như có tác dụng tương đương với kem chống nắng toàn thân.

Ngoài ra với những loại vải ướt sẽ thì chỉ số UPF sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nhưng đa có một số nghiên cứu đã cho thấy rằng loại vải tổng hợp Polyester có thể ngăn chặn tia UV tốt hơn một chút cho dù khi đã bị ướt.
Nên sử dụng quần áo chuyên dụng
Những bộ quần áo chuyên dụng được sử dụng những loại vải cấu trúc cùng với mật độ sợi vải đặc biệt và mang tới khả năng chống nắng cao. Bên cạnh đó một số loại vải còn được bổ sung thêm thành phần chống nắng trong suốt quá trình nhuộm. Tuy nhiên loại vải này sẽ rất dễ bị giảm hiệu quả sau nhiều lần giặt.
Lời kết
Với những thông tin chúng tôi cung cấp có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số UPF của các loại vải. Đồng thời qua đây bạn có thể lựa chọn được cho mình những trang phục phù hợp nhất.