Tình trạng bị hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt nhưng lại là biểu hiện của nhiều loại bệnh. Vậy khi khi bị hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì tốt và mau hết? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Bị hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
Các triệu chứng hoa mắt và chóng mặt có thể biểu hiện cho rất nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể, tình trạng hoa mắt xuất hiện là do có sự gián đoạn lưu lượng máu lên não bộ tạm thời một cách đột ngột và kéo dài. Hoa mắt có thể là triệu chứng nhận biết của nhiều loại bệnh lý như thiếu máu, vấn đề tim mạch (suy tim, hở van động mạch, hẹp động mạch chủ, rối loạn nhịp tim,…) Hoặc các bệnh lý liên quan đến mạch máu như chứng xơ vữa mạch máu, viêm gây hẹp mạch ở động mạch cảnh trong,… bệnh tăng huyết áp, tuột huyết áp.
Còn đối với tình trạng bị chóng mặt đây có thể là dấu hiệu bất thường của hệ tiền đình. Đây là hệ thống cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể chúng ta. Nếu gặp vấn đề sẽ sinh ra rối loạn dẫn đến não bộ sẽ không nhận biết được tư thế của đầu và gây ra chóng mặt, choáng váng. Sự bất thường này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: rối loạn tiền đình, viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau của não, tai biến hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc….

2. Người bị hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì?
Khi bị hoa mắt chóng mặt kéo dài, người bệnh coa thể được kê toa các loại thuốc sau đây:
2.1 Thuốc chống lo âu
Diazepam (Valium) và alprazolam (Xanax) là hai nhóm thuốc thường được chỉ định để giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn lo âu gây chóng mặt.
Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý rằng các loại thuốc này nằm trong nhóm thuốc được gọi là benzodiazepine. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ là nghiệm, buồn ngủ. Vậy nên việc sử dụng các loại thuốc điều trị này phải có sự đồng ý và kê đơn từ các bác sĩ chuyên khoa.
2.2 Thuốc trị đau đầu chóng mặt
Vài người bệnh mắc chứng đau nửa đầu, hoa mắt có thể kèm theo biểu hiện như buồn nôn, nên các bác sĩ thường nhận được các câu hỏi liên quan như đau đầu chóng mặt uống thuốc gì hay đau đầu chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì?
Để giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn khi gặp phải các cơn đau thì các bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau. Hoặc người bệnh cũng có thể tự mua thuốc không kê toa khi tình trạng đau đầu chỉ thuộc dạng nhẹ. Paracetamol là một trong những loại thuốc chữa trị đau đầu phổ biến.
2.3 Thuốc điều trị suy tuần hoàn não
Nếu bệnh nhân có các biểu hiện chóng mặt do suy tuần hoàn não gây ra, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống chứa thành phần chính là Ginkgo Biloba (bạch quả) để điều trị.
Trong chiết xuất của Ginkgo Biloba có chứa rất nhiều các thành phần giúp chống oxy hóa lipid màng tế bào nội mạc mạch máu và giúp tăng tuần hoàn máu, nhờ đó làm thuyên giảm các triệu chứng suy tuần hoàn não.
Flavonoids, có trong dịch chiết xuất Ginkgo Biloba, là chất chống oxy hoá mạnh mẽ, làm trung hòa các gốc tự do trong tế bào, giảm các gốc tự do và tăng bảo vệ tối đa cho não dưới tác động của gốc tự do.
3. Cách phòng ngừa hoa mắt chóng mặt
Cách ngăn ngừa và điều trị hoa mắt chóng mặt sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên việc quan trọng nhất chính là người bệnh phải duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện các triệu chứng.
Bạn nên tập thể dục hằng ngày, hạn chế căng thẳng kéo dài, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ. Ăn uống thực phẩm đa dạng, khẩu phần nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương cách dinh dưỡng tốt giúp góp phần cải thiện sức khoẻ tốt hơn. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng và điều chỉnh dựa theo từng bệnh nhân và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt. Ví dụ, bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt do tăng huyết áp cần giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt cần ăn nhiều thức ăn có màu sắc đậm (thịt bò, rau muống, củ dền,…)